Hội thảo Extensive Reading & Listening 2018
Ngày 12/9/2018 tại Hội trường tầng 4 nhà A1, Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) đã tổ chức buổi hội thảo “Extensive Reading & Listening” (Đọc và nghe mở rộng) với sự chủ trì của TS. Hoàng Ngọc Tuệ - Trưởng Khoa ngoại ngữ và TS. Trần Thị Duyên – Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Khảo thí.
Ngày 12/9/2018 tại Hội trường tầng 4 nhà A1, Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) đã tổ chức buổi hội thảo “Extensive Reading & Listening” (Đọc và nghe mở rộng) với sự chủ trì của TS. Hoàng Ngọc Tuệ - Trưởng Khoa ngoại ngữ và TS. Trần Thị Duyên – Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Khảo thí.
Buổi hội thảo có sự hiện diện của 3 chuyên gia hàng đầu về Extensive Reading: TS. Rob Waring (Đại học Notre Dame Seishin, Nhật Bản) – nhà đồng sáng lập tổ chức Extensive Reading; Todd Beuckens – nhà sáng lập trang web hỗ trợ học tiếng Anh trực tuyến www.ello.org và chuyên gia Paul Goldberg – giảng viên Đại học Kwansei Gakuin, nhà sáng lập của tổ chức Xreading. Hội thảo cũng thu hút sự tham gia của hơn 50 cán bộ giảng viên trong và ngoài trường.
Chuyên gia Todd Beuckens
Tiến sĩ Rob Waring
Trong buổi hội thảo, TS. Rob Waring cùng 2 chuyên gia Todd Beukens và Paul Goldberg đã dành phần lớn thời gian để trao đổi, chia sẻ cùng khán giả về lợi ích và phương pháp triển khai Extensive Reading (đọc mở rộng) trong giảng dạy ngoại ngữ. Kết thúc buổi hội thảo, cán bộ giảng viên tham gia còn được nhận quà lưu niệm là những bộ sách, truyện dành riêng cho chương trình extensive reading – graded readers từ 3 chuyên gia.
Chuyên gia Paul Goldberg
Extensive Reading (gọi tắt là ER) là phương pháp đọc cho phép sinh viên đọc những cuốn sách dễ và thú vị để rèn luyện kỹ năng đọc nhanh và đọc lưu loát. Mục tiêu chính của ER là giúp sinh viên nâng cao kỹ năng đọc, thay vì chỉ đọc để học ngoại ngữ. Khi đọc mở rộng, sinh viên đọc theo phương pháp NHAK:
Nhanh và
Hứng thú với mức độ
Am hiểu bài đọc đủ để
Không cần dùng từ điển
Để sinh viên đọc nhanh và lưu loát (ít nhất 200-250 từ một phút), bài đọc cần phải dễ. Việc có quá nhiều từ khó trong bài đọc sẽ làm chậm chuyển động mắt khi đọc, ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của sinh viên, khiến mục tiêu ban đầu là đọc lưu loát trở thành dạng ‘đọc nghiên cứu’ (study reading).
Extensive Reading còn được biết đến như Graded Reading (Đọc theo cấp độ) hoặc Sustained Silent Reading (Đọc thầm bền vững).
Một số hình ảnh từ buổi hội thảo
Thứ Bảy, 10:54 15/09/2018
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.