GIÁO DỤC TOÀN DIỆN, VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HỘI NHẬP

Ngành nghề đào tạo

Ngành, nghề đào tạo

Ngành, nghề đào tạo

I. Ngôn ngữ Anh (Thạc sỹ)

1. Tên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh

2. Trình độ đào tạo: Thạc sỹ

3. Mục tiêu đào tạo

3.1 Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh được xây dựng theo định hướng ứng dụng, nhằm đào tạo đội ngũ chuyên môn có kiến thức sâu rộng và cập nhật về ngôn ngữ học tiếng Anh và các kiến thức khoa học liên quan, am hiểu về ngôn ngữ và văn hóa các nước nói tiếng Anh, đồng thời vận dụng sáng tạo các kiến thức được học vào thực tế công việc nghiên cứu ngôn ngữ Anh, nghiệp vụ Biên dịch, Phiên dịch và giảng dạy Tiếng Anh một cách hiệu quả. Học viên sau khi tốt nghiệp có các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề, kỹ năng khám phá tri thức mới, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập, kỹ năng làm việc nhóm….; đồng thời có tư duy tích cực, phản biện, sáng tạo, có thể tiếp nhận và phân tích thông tin đa chiều một cách hiệu quả để phục vụ công việc chuyên môn. Học viên cũng tích lũy phẩm chất và trau dồi kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp cần thiết để trở thành nhà khoa học có khả năng hướng dẫn, dẫn dắt chuyên môn ngành Ngôn ngôn ngữ Anh và có thể tiếp tục tự học và tham gia học tập ở bậc học cao hơn.

Các mục tiêu cụ thể của Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh được mô tả cụ thể dưới đây:

3.2 Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi tốt nghiệp chương trình ngôn ngữ Anh trình độ Thạc sĩ cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:

MT1: Có kiến thức nâng cao về triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam để trở thành những nhà khoa học có phẩm chất chính trị, tư tưởng tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước;

MT2: Nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu ngành ngôn ngữ để bước đầu thực hiện và báo cáo nghiên cứu độc lập về các lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành Ngôn ngữ Anh như ngữ âm, âm vị học tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Anh, ngữ nghĩa học tiếng Anh, ngữ dụng học tiếng Anh, đối chiếu ngôn ngữ Anh-Việt, biên-phiên dịch, giao tiếp liên văn hóa, việc học tập và giảng dạy ngôn ngữ và các vấn đề chuyên môn khác;

MT3: Nắm vững kiến thức nâng cao về lý thuyết ngôn ngữ học tiếng Anh; việc đắc thụ và giảng dạy ngôn ngữ, việc dịch tài liệu chuyên ngành và mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ; đồng thời vận dụng chúng một cách sáng tạo vào nghiên cứu và giải quyết các công việc chuyên môn phù hợp với ngành ngôn ngữ Anh một cách hiệu quả;

MT4: Có năng lực biên phiên dịch thành thạo và đánh giá tài liệu dịch thuật chuyên ngành Anh- Việt, Việt – Anh;

MT5: Có năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ thứ hai tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR;

MT6: Phát triển các phẩm chất, kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp cần thiết như tích cực, chủ động, ham học hỏi, thích ứng với thay đổi; có đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập và theo nhóm,xác định vấn đề, xây dựng và thực hiện kế hoạch, đánh giá công việc, quản lý thời gian và các nguồn lực cá nhân, tư duy phản biện, tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản (như sử dụng phần mềm thống kê Excel, SPSS)để phục vụ học tập, nghiên cứu và các công tác chuyên môn.

4. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực) được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1. Chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo tương ứng

TT

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo cụ thể

MT1

MT2

MT3

MT4

MT5

MT6

a

Năng lực đánh giá lý luận triết học Mac – Lê nin và đường lối chính trị của Đảng và nhà nước và vận dụng chúng để hình thành phong cách làm việc khoa học và tạo ra sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn khi giải quyết vấn đề cụ thể;

x

b

Năng lực vận dụng các kiến thức về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học và viết khoa học đặc biệt là nghiên cứu ngành ngôn ngữ để bước đầu thực hiện và báo cáo nghiên cứu độc lập về các lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành Ngôn ngữ Anh như ngữ âm, âm vị học tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Anh, ngữ nghĩa học tiếng Anh, ngữ dụng học tiếng Anh, đối chiếu ngôn ngữ Anh-Việt, biên-phiên dịch, giao tiếp liên văn hóa, việc học tập và giảng dạy ngôn ngữ và các vấn đề chuyên môn khác;

x

c

Năng lực khái quát hóa kiến thức nâng cao về lý thuyết ngôn ngữ học tiếng Anh; việc đắc thụ, sử dụng và giảng dạy ngôn ngữ và mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ; đồng thời vận dụng chúng một cách sáng tạo vào nghiên cứu và giải quyết các công việc chuyên môn phù hợp với ngành ngôn ngữ Anh một cách hiệu quả;

x

d

Năng lực khái quát hóa các kiến thức biên phiên dịch nâng cao và vận dụng chúng vào công tác dịch thuật và đánh giá tài liệu dịch thuật chuyên ngành Anh- Việt, Việt – Anh;

x

e

Năng lực giao tiếp bằng một ngoại ngữ thứ hai tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc B1 theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR;

x

f

Năng lực giao tiếp, thuyết trình, làm việc độc lập và theo nhóm hiệu quả,

x

g

Năng lực tư duy phản biện và hệ thống

x

h

Năng lực xác định vấn đề, xây dựng và thực hiện kế hoạch, tìm kiếm và xử lý thông tin quản lý thời gian và các nguồn lực cá nhân hiệu quả và đánh giá chất lượng công việc;

x

i

Năng lực vận dụng kỹ năng tin học vào việc học tập, nghiên cứu và công việc chuyên môn

x

j

Năng lực thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và tích cực, chủ động, ham học hỏi, bắt kịp tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong chuyên môn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ;

x

k

Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: hiểu và tôn trọng văn hóa các nước nói tiếng Anh, tôn trọng văn hóa tổ chức, tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp.

x

5. Chuẩn đầu ra cấp độ 3 theo CDIO

Chuẩn đầu ra cấp độ 3 (X.X.X) được xây dựng trên cơ sở đề cương CDIO và chuẩn đầu ra theo năng lực của ngành Ngôn ngữ Anh và tổng hợp từ các kết quả khảo sát của các đối tượng: chuyên gia, giảng viên, doanh nghiệp. Chuẩn đầu ra cấp độ 3 gồm bốn phần: Kiến thức và lập luận ngành; Kĩ năng cá nhân, nghề nghiệp và phẩm chất; Kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Áp dụng kiến thức để đem lại lợi ích cho xã hội. Chuẩn đầu ra cấp độ 3 là cơ sở chính để cấu trúc lại chương trình đào tạo, đánh giá quá trình giảng dạy, học tập và kiểm định chương trình đại học. Nội dung chuẩn đầu ra cấp độ 3 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2. Nội dung chuẩn đầu ra cấp độ 3

TT

MĐMM

Nội dung CĐR cấp độ 3

1

KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH

1.1

KIẾN THỨC CHUNG

1.1.1

3.0

Đánh giá các lý luận Mác - Lê nin và đường lối chính trị của Đảng và nhà nước và vận dụng chúng để hình thành phong cách làm việc khoa học và tạo ra sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn khi giải quyết vấn đề cụ thể

1.1.2

3.5

Giải thích từ vựng, và phân biệt các hiện tượng ngữ pháp cơ bản của ngoại ngữ 2 trong các tình huống giao tiếp thông dụng

1.2

KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

1.2.1

3.8

Khái quát, hệ thống hoá các vấn đề cơ bản của ngôn ngữ và ứng dụng ngôn ngữ

1.2.2

4.1

Nắm vững các kỹ năng viết học thuật cơ bản, cách viết các phần trong báo cáo khoa học, cách tạo lưu trữ tài liệu

1.2.3

3.9

Nắm vững và phân biệt các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng

1.2.4

3.9

Nhận biết bản chất của quá trình đắc thụ tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ

1.3

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

1.3.1

3.8

Khái quát hóa lý thuyết về ngôn ngữ tiếng Anh như ngữ âm- âm vị học tiếng Anh, lý thuyết ngữ pháp tiếng Anh, ngữ nghĩa học tiếng Anh và đồng thời áp dụng vào lý giải các hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong thực tế

1.3.2

4.3

Khái quát hóa lý thuyết dịch tài liệu chuyên ngành và áp dụng vào việc dịch tài liệu chuyên ngành

1.3.3

3.9

Khái quát lý thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, việc sử dụng và giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh

2

KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP

2.1

LẬP LUẬN, PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1.1

3.6

Lí giải những hiện tượng ngôn ngữ học cụ thể và phân tích đặc điểm của từng địa hạt ứng dụng ngôn ngữ

2.1.2

4.2

Viết được báo cáo khoa học theo chuẩn quy định
Tạo thư viện điện tử lưu trữ tài liệu

2.1.3

3.4

Phân tích các hiện tượng trong giao tiếp liên văn hóa, quá trình đắc thụ và giảng dạy ngoại ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh

2.1.4

3.8

Phân tích các đặc tính ngôn ngữ về ngữ âm - âm vị học, ngữ pháp tiếng Anh, ngữ nghĩa tiếng Anh đồng thời phân tích diễn ngôn và đối chiếu ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt

2.1.5

4.3

Vận dụng phương pháp và kỹ thuật dịch tài liệu chuyên ngành để xử lý văn bản nguồn và văn bản đích khi dịch

2.2

NGHIÊN CỨU VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC MỚI

2.2.1

4.6

Xác định vấn đề cần nghiên cứu; tìm kiếm, tổng hợp tài liệu & hình thành giả thuyết; thiết kế và đề xuất nghiên cứutrong lĩnh vực ngôn ngữ ứng dụng và tri nhận và giảng dạy ngôn ngữ

2.2.2

3.9

Thu thập, phân tích và xử lý thông tin
Kiểm định giả thuyết & Ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn

2.3

TƯ DUY TẦM HỆ THỐNG

2.3.1

4.0

Tư duy chỉnh thể/ logic; phát hiện mối tương quan giữa các vấn đề và xác định các vấn đề ưu tiên và tìm ra cách giải quyết cân bằng

2.4

CÁC KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN

2.4.1

4.0

Tư duy sáng tạo và phản biện

2.4.2

4.1

Tích cực, chủ động và quyết tâm và thích ứng với thay đổi; ham tìm hiểu và học tập suốt đời; quản lý thời gian và các nguồn lực cá nhân hiệu quả

2.5

KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP

2.5.1

4.3

Chủ động lập và thực hiện kế hoạch công việc; thể hiện đạo đức nghề nghiệp (trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy); luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực của mình; thể hiện hành vi chuyên nghiệp trong công việc

3

KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT GIỮA CÁC CÁ NHÂN

3.1

LÀM VIỆC NHÓM

3.1.1

4.3

Tổ chức và hoạt động nhóm hiệu quả

3.2

GIAO TIẾP

3.2.1

3.9

Xác định chiến lược và cấu trúc giao tiếp trong môi trường sử dụng tiếng Anh

3.2.2

4.0

Giao tiếp bằng văn bản viết; giao tiếp điện tử/ đa truyền thông hiệu quả

3.2.3

4.4

Thuyết trình hiệu quả bằng tiếng Anh

3.2.4

4.0

Giao tiếp khá trôi chảy Ngoại ngữ 2 trong các tình huống giao tiếp thông dụng

4

NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

4.1

BỐI CẢNH XÃ HỘI

4.1.1

4.1

Nhận thức vai trò, trách nhiệm và lợi ích của ngành Ngôn ngữ Anh trong đới sống xã hội

4.1.2

3.3

Hiểu rõ về lịch sử, văn hóa của các nước nói Tiếng Anh

4.2

BỐI CẢNH TỔ CHỨC

4.2.1

4.4

Thể hiện ý thức tôn trọng văn hóa tổ chức; thực hiện được các chiến lược, mục tiêu ở nơi làm việc

4.3

HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG CHO CÔNG VIỆC

4.3.1

4.4

Xác định được yêu cầu công việc

4.4

LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC

4.4.1

4.4

Lập kế hoạch thực hiện công việc

4.5

TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC

4.5.1

4.4

Thực hiện kế hoạch thực hiện công việc cụ thể

4.6

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC

4.6.1

4.1

Đánh giá được chất lượng công việc

6. Cơ hội việc làm

Học viên sau khi tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh có thể đảm nhận những vị trí công tác sau đây:

  • Nhà khoa học có khả năng hướng dẫn, dẫn dắt chuyên môn ngànhngôn ngữ Anh;

  • Chuyên viên các tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến ngành Ngôn ngữ Anh;

  • Biên dịch viên, phiên dịch viên tiếng Anh ở trình độ nâng cao; chuyên gia đánh giá văn bản dịch;

  • Giáo viên tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, giảng viên tiếng Anh tại các học viện, các trường đại học và cao đẳng chuyên và không chuyên ngoại ngữ.

7. Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Ngôn ngữ Anh được thiết kế gồm 07 học phần bắt buộc, 07 học phần tự chọn và 01 luận văn tốt nghiệp, học viên phải hoàn thành ít nhất 45 tín chỉ.

    1. Cấu trúc chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 3. Cấu trúc chương trình đào tạo

STT

Nội dung

Số tín chỉ

1

Phần 1. Kiến thức chung (bắt buộc)

3

Triết học

3

2

Phần 2. Kiến thức cơ sở ngành

12

Phần bắt buộc

6

Phần tự chọn

6

3

Phần 3. Kiến thức chuyên ngành

20

Phần bắt buộc

12

Phần tự chọn

8

4

Phần 4. Luận văn tốt nghiệp

10

Tổng

45

7. 2 Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Ngôn ngữ Anh được thể hiện trên bảng 13.

Bảng 4. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

trình độ thạc sĩ Ngôn ngữ Anh

STT

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng (tín chỉ)

Tổng số

LT

TH, TN, TL

I

Phần kiến thức chung

3

3

0

1

CHFL8101

Triết học

(Philosophy)

3

3

0

II

Phần kiến thức cơ sở ngành

12

12

0

II.1

Bắt buộc

6

6

0

1

CHFL8102

Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)

3

3

0

2

CHFL8103

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Scientific Research Methods)

3

3

0

II.2

TcNNA1

Tự chọn (chọn 3 trong 5 học phần)

6

6

0

1

CHFL8004

Tiếng Anh viết khoa học (Scientific Academic Written English)

2

2

0

2

CHFL8005

Ngôn ngữ học xã hội

(Sociolinguistics)

2

2

0

3

CHFL8006

Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics)

2

2

0

4

CHFL8007

Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive linguistics)

2

2

0

5

CHFL8008

Tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes)

2

2

0

III

Phần kiến thức chuyên ngành

20

20

0

III.1

Bắt buộc

12

12

0

1

CHFL8109

Ngữ âm, âm vị học tiếng Anh nâng cao (Advanced English Phonetics and Phonology)

3

3

0

2

CHFL8110

Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao

(Advanced English Grammar)

3

3

0

3

CHFL8111

Ngữ nghĩa học tiếng Anh (English Semantics)

3

3

0

4

CHFL8112

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành (ESP Translation)

3

3

0

III.2

TcNNA2

Tự chọn (Chọn 4 trong 8 học phần)

8

8

0

1

CHFL8013

Ngữ dụng học tiếng Anh

(English Pragmatics)

2

2

0

2

CHFL8014

Phân tích diễn ngôn

(Discourse Analysis)

2

2

0

3

CHFL8015

Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistics)

2

2

0

4

CHFL8016

Ngôn ngữ và Giao tiếp liên văn hóa (Language and Intercultural Communication)

2

2

0

5

CHFL8017

Lý luận và phương pháp dạy học ngoại ngữ (Language Teaching Methodology)

2

2

0

6

CHFL8018

Kiểm tra và đánh giá năng lực ngôn ngữ (Language testing and evaluation)

2

2

0

7

CHFL8019

Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar)

2

2

0

8

CHFL8020

Thiết kế chương trình giảng dạy ngoại ngữ (Curriculum design)

2

2

0

IV

CHFL8121

Luận văn tốt nghiệp

10

0

10

Tổng cộng

45

II. Ngôn ngữ Anh (Đại học)

III. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

1. Tên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Trung Quốc

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu

3.1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

a) Đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức chuyên sâu về tiếng Trung Quốc giao tiếp nói chung và lĩnh vực tiếng Trung Quốc khoa học kỹ thuật nói riêng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế.

b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc biên phiên dịch tiếng Trung Quốc nói chung và lĩnh vực tiếng Trung Quốc chuyên về khoa học kỹ thuật nói riêng, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội, có tư duy chiến lược và có tác phong làm việc chuyên nghiệp để thích ứng với môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Có kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao, phát triển thể lực, tầm vóc để nâng cao sức khỏe, từ đó nâng cao khả năng học tập, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Mục tiêu 2: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, pháp luật trong bối cảnh chung của thế giới và trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với khối ngành được đào tạo để tạo tiền đề học tốt các môn chuyên ngành, đồng thời đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

Mục tiêu 3: Có các kiến thức về kỹ năng thực hành tiếng Trung Quốc, bao gồm các kỹ năng “ nghe, nói, đọc, viết ” đạt chuẩn từ trình độ A1, A2 ( tương ứng với HSK cấp 1, cấp 2) đến trình độ B1, B2 (tương ứng với HSK cấp 3,4) đến trình độ C1 ( tương ứng với HSK cấp 5) theo khung tham chiếu Châu Âu ; Có kiến thức cơ bản về các thuật ngữ kỹ thuật trong tiếng Trung; Có kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục của nước bản ngữ để thích ứng với môi trường giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mục tiêu 4: Có năng lực biên dịch, phiên dịch, nghiên cứu và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc trong giao tiếp thông thường và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cũng như kỹ thuật sản xuất; Có thể tách rời khỏi việc dịch máy móc, hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật; Có khả năng ghi nhớ thông tin, phát âm chuẩn, giọng điệu tốt, chịu trách nhiệm về sản phẩm thông tin mình dịch về cả chất lượng và số lượng.

Mục tiêu 5: Có kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia; Có tính kiên trì, say mê công việc, nhiệt tình và năng động trong công việc, biết ứng xử tốt, thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; Có ý thức tự nghiên cứu độc lập và nâng cao trình độ.

Mục tiêu 6: Có kiến thức tin học cơ bản để khai thác các phần mềm được ứng dụng trong chuyên ngành được đào tạo, có trình độ ngoại ngữ 2 đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu Châu Âu để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

3.2 Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Với mục tiêu đào tạo như trên, ta tiến hành xây dựng và chuẩn đầu ra chương trình, quan hệ giữa chuẩn đầu ra hiện hành và mục tiêu đào tạo được trình bày trong bảng sau:

Quan hệ giữa chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo

TT

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo

MT1

MT2

MT3

MT4

MT5

MT6

a

Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất

x

b

Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, pháp luật, giáo dục quốc phòng an ninh

x

x

c

Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn thuộc khối ngành

x

x

x

e

Khả năng nghe, nói, đọc, viết thông thạo tiếng Trung Quốc đạt chuẩn trình độ C1 ( tương ứng với HSK 5)

x

x

f

Khả năng áp dụng các kiến thức về văn hóa, kinh tế, chính trị và phong tục của nước bản ngữ

x

x

g

Khả năng áp dụng các kiến thức về từ vựng kỹ thuật tiếng Trung Quốc

x

h

Khả năng tách rời khỏi việc biên, phiên dịch Việt-Trung, Trung-Việt một cách máy móc, hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật

x

i

Khả năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia

x

j

Khả năng áp dụng các kiến thức tin học

x

k

Khả năng nghe, nói, đọc, viết thông thạo ngoại ngữ 2 đạt chuẩn trình độ B1

x

- Có khả năng, năng lực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Đủ điều kiện theo học ở các bậc trình độ cao hơn trong và ngoài nước cùng chuyên ngành đào tạo như: thạc sĩ, tiến sĩ.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại văn phòng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước, các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Singapore. Làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường trong lĩnh vực thương mại-kỹ thuật.

IV. Ngành Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc

1. Tên ngành đào tạo: Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Chương trình và kế hoạch đào tạo
3.1. Mục tiêu đào tạo
3.1.1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến
thức cơ sở và chuyên môn vững vàng; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năngsáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác biên biên phiên dịch tiếngHàn Quốc nói chung và lĩnh vực tiếng Hàn Quốc chuyên về khoa học kỹ thuật nóiriêng; có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội; có tưduy chiến lược và tác phong làm việc chuyên nghiệp để thích ứng với môi trường cạnhtranh toàn cầu. Người học cũng có khả năng tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậchọc cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quantrọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Mục tiêu cụ thể:
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình ngôn ngữ Hàn Quốc có thể:
MT1: Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về pháp luật Việt Nam, về đường lối cách mạng củaĐảng Cộng sản Việt Nam, về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng –an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.
MT2: Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợpvới khối ngành được đào tạo để tạo tiền đề học tốt các môn chuyên ngành, đồng thờiđóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;
MT3: Đạt được năng lực tiếng Hàn (nghe, nói, đọc, viết) bậc 5 theo khung nănglực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương ứng với chứng chỉ tiếng Hàn quốc tếTOPIK bậc 5) và năng lực ngoại ngữ 2 tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ6 bậc dành cho Việt Nam.
MT4: Có năng lực biên phiên dịch thành thạo tiếng Hàn Quốc trong giao tiếpthông thường và có kỹ năng biên phiên dịch chuyên ngành.
MT5: Có kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục đất
nước Hàn Quốc để thích ứng với môi trường giao lưu kinh tế và chuyển giao công
nghệ kỹ thuật giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
MT6: Có kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm để làm
việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia; có tính kiên trì,
nhiệt tình và năng động trong công việc, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp; có ý thứctự nghiên cứu và nâng cao trình độ.
MT7: Có kiến thức tin học để khai thác các phần mềm được ứng dụng trongchuyên ngành được đào tạo.
MT8: Có kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tậpthể dục, thể thao, phát triển thể lực, tầm vóc để nâng cao sức khỏe, từ đó nâng cao khả
năng học tập, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
3.1.2 Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)

TT

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo cụ thể

MT1

MT2

MT3

MT4

MT5

MT6

MT7

MT8

a.

Khả năng vận
dụng linh hoạt
vào thực tiễn hệ
thống tri thức
khoa học những
nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí
Minh, pháp luật
Việt Nam, đường
lối cách mạng
của Đảng Cộng
sản Việt Nam,
đường lối quân
sự và nhiệm vụ
công tác quốc
phòng – an ninh
của Đảng, Nhà
nước trong tình
hình mới..

x

b.

Khả năng vận
dụng linh hoạt
các kiến thức cơ
bản trong lĩnh
vực khoa học xã
hội nhân văn phù
hợp với khối
ngành được đào
tạo.

x

x

x

c.

Khả năng giao
tiếp thông thạo
tiếng Hàn Quốc
đạt chuẩn bậc 5
(tương ứng với
chứng chỉ tiếng
Hàn quốc tế
TOPIK bậc 5) và
ngoại ngữ 2 đạt
chuẩn bậc 3 theo
Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc
Việt Nam.

x

x

x

d.

Khả năng biên,
phiên dịch Việt
Hàn, Hàn-Việt
linh hoạt

x

e.

Khả năng vận
dụng linh hoạt
các kiến thức về
văn hóa, kinh tế,
chính trị và
phong tục của
nước bản ngữ
trong giao tiếp và
trong công việc
biên phiên dịch

x

x

f.

Khả năng tư duy,
sáng tạo, giải
quyết vấn đề, tự
nghiên cứu và
nâng cao trình
độ.

x

g.

Khả năng giao
tiếp, thuyết trình,
làm việc nhóm
trong môi trường
làm việc liên
ngành, đa văn
hóa, đa quốc gia.

x

h.

Khả năng áp
dụng các kiến
thức tin học để
khai thác các
phần mềm được
ứng dụng trong
chuyên ngành
được đào tạo.

x

i.

Khả năng vận
dụng linh hoạt
các kiến thức cơ
bản về giáo dục
thể chất.

x

3.1.3 Cơ hội việc làm

Biên dịch viên/Phiên dịch viên/ Biên tập viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là biên dịch viên, phiên dịch viên hoặc biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Hàn, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng như khoa học kỹ thuật.

Thư ký văn phòng/ Trợ lý đối ngoại/ Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng của các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nghe, nói, đọc, viết tiếng Hàn.

3. 2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. 3. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng tín chỉ):145

3. 4. Đối tượng tuyển sinh:Thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

3.5. Dự kiến tuyển sinh trong 3 năm đầu:

- Năm thứ nhất: 50 sinh viên

- Năm thứ hai: 75 sinh viên

- Năm thứ ba: 100 sinh viên

3. 6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Thực hiện theo quy chế đào

tạo hiện hành của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

3.7. Thang điểm:Thang điểm chữ, thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành

của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

V. Ngành Ngôn ngữ Nhật Bản

Tên chương trình đào tạo: Ngôn ngữ Nhật

Trình độ đào tạo : Đại học

Ngành đào tạo : Ngôn ngữ Nhật

Mã ngành đào tạo : 7220209

Loại hình đào tạo : Chính quy

Bằng tốt nghiệp : Cử nhân Ngôn ngữ Nhật

1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu đào tạo

a) Mục tiêu chung

+Kiến thức: Đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức chuyên sâu rộng về tiếng Nhật, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế,có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng.

+ Kỹ năng: Đào tạo nhân lực có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác biên phiên dịch tiếng Nhật nói chung và lĩnh vực tiếng Nhật chuyên về khoa học kỹ thuật nói riêng; có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội; có tư duy chiến lược và tác phong làm việc chuyên nghiệp để thích ứng với môi trường cạnh tranh toàn cầu.

+ Thái độ: Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, người học cũng có ý thức tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

b) Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình ngôn ngữ Nhật có thể:

MT1: Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về pháp luật Việt Nam, về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đương lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.

MT2: Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với khối ngành được đào tạo để tạo tiền đề học tốt các môn chuyên ngành, đồng thời đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;

MT3: Đạt được năng lực tiếng Nhật (nghe, nói, đọc, viết) bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương ứng với chứng chỉ tiếng Nhật quốc tế JLPT N2) và năng lực ngoại ngữ 2 tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

MT4: Có năng lực biên phiên dịch thành thạo tiếng Nhật trong giao tiếp thông thường và có kĩ năng biên phiên dịch chuyên ngành; có thể tách rời khỏi việc dịch máy móc, hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật; có khả năng ghi nhớ thông tin, phát âm chuẩn, giọng điệu tốt, chịu trách nhiệm về sản phẩm thông tin mình dịch về cả chất lượng và số lượng.

MT5: Có kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục đất nước Nhật Bản để thích ứng với môi trường giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản.

MT6: Có kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia; có tính kiên trì, say mê công việc, nhiệt tình và năng động trong công việc, biết ứng xử tốt, thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức tự nghiên cứu độc lập và nâng cao trình độ.

MT7: Có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để khai thác các phần mềm được ứng dụng trong chuyên ngành được đào tạo.

MT8: Có kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao, phát triển thể lực, tầm vóc để nâng cao sức khỏe, từ đó nâng cao khả năng học tập, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

1. 2 Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)

TT

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo cụ thể

MT1

MT2

MT3

MT4

MT5

MT6

MT7

MT8

Khả năng vận dụng linh hoạt vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật Việt Nam, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới..

x

Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân phù hợp với khối ngành được đào tạo.

x

x

x

Khả năng giao tiếp thông thạo tiếng Nhật đạt chuẩn bậc 5 (tương ứng với chứng chỉ tiếng Nhật quốc tế JLPT N2) và ngoại ngữ 2 đạt chuẩn bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.

x

x

x

Khả năng áp dụng vào thực tiễn một số các kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành khoa học kĩ thuật.

x

x

Khả năng tách rời khỏi việc biên, phiên dịch Việt-Nhật, Nhật-Việt một cách máy móc, hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật trong giao tiếp thông thường và trong biên phiên dịch chuyên ngành.

x

Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức về văn hóa, kinh tế, chính trị và phong tục của nước bản ngữ.

x

x

Khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ.

x

Khả năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.

x

Khả năng áp dụng các kiến thức tin học để khai thác các phần mềm được ứng dụng trong chuyên ngành được đào tạo.

x

Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất.

x

1.3 Cơ hội việc làm

Biên dịch viên/Phiên dịch viên/ Biên tập viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là biên dịch viên, phiên dịch viên hoặc biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Nhật, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng như khoa học kỹ thuật.

Thư ký văn phòng/ Trợ lý đối ngoại/ Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng của các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nghe, nói, đọc, viết tiếng Nhật.

1. Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng tín chỉ): 145

3. Đối tượng tuyển sinh:Thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

4. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

5. Thang điểm:Thang điểm chữ, thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

VI. Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

Tên chương trình đào tạo: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

Trình độ đào tạo : Đại học

Ngành đào tạo : Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo sinh viên nước ngoài về Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao về tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, phục vụ cho các trung tâm nghiên cứu và đào tạo tiếng Việt, văn hoá Việt Nam, Việt Nam học, cơ quan ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế về văn hoá, giáo dục, du lịch, các văn phòng đầu tư nước ngoài … ở trong nước và ngoài nước.

1.1. Về kiến thức

Cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Tiếng Việt, văn hoá Việt Nam để sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về tiếng Việt, văn hoá Việt Nam, các môn có liên quan đến văn hoá, văn học, lịch sử, ngôn ngữ học, kiến trúc, du lịch Việt Nam…

1.2. Về kỹ năng

Sinh viên được rèn luyện những kỹ năng về ngôn ngữ, sử dụng thành thạo tiếng Việt; rèn luyện những kỹ năng ứng dụng trong phiên dịch, biên dịch; có đủ khả năng nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.

1.3. Về năng lực

Sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành tiếng Việt và văn hoá Việt Nam có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế về Việt Nam, tiếp tục học cao học, tiến sĩ chuyên ngành tại các khoa khác về khoa học xã hội và nhân văn như: Ngôn ngữ, Văn học, Lịch sử, Du lịch, Xã hội học…

1.4. Về thái độ

Hình thành thái độ khách quan trong học tập và nghiên cứu khoa học về Việt Nam học, tạo nên sự yêu mến và mong muốn học hỏi nghiên cứu về tiếng Việt, tự tin về khả năng sử dụng tiếng Việt trong mọi lĩnh vực.

Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Hà Nội tuân thủ các quy định của Luật Giáo dục Việt Nam và Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Theo đó, chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, có định hướng nghề nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đọc thông viết thạo, nghe nói tiếng Việt tốt (trình độ tối thiểu đạt bậc 5 theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc dành cho người nước ngoài của Bộ giáo dục và Đào tạo); có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa Việt và có khả năng giải quyết tốt các yêu cầu của ngành nghề chuyên môn (như biên phiên dịch, quản trị văn phòng, nghiên cứu ngôn ngữ và quốc tế học,…) đáp ứng được những yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chuẩn đầu ra
1. Kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
Sau khi hoàn thành các môn học thuộc Khối kiến thức chung , sinh viên có khả năng:
- Nhớ và giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin và mạng truyền thông; Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác internet,…);
- Có trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đang áp dụng tại Việt Nam;
- Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe, đề phòng chấn thương. Vận dụng được các kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao mang tính giao lưu.
1.2. Khối kiến thức tiếng Việt cơ sở
Sau khi hoàn thành khối kiến thức tiếng Việt cơ sở, sinh viên đạt tối thiểu bậc 3 (trình độ B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người nước ngoài học tiếng Việt do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.3. Khối kiến thức tiếng Việt chuyên ngành
- Chương trình đào tạo đại học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam có 3 định hướng chuyên ngành: Biên/phiên dịch, Du lịch – Thương mại, Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng. Theo đó, sau khi hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành, sinh viên sẽ nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản theo định hướng ngành như sau:
- Sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành Biên/ phiên dịch có khả năng nắm vững và vận dụng một số kiến thức về nghiệp vụ biên/phiên dịch liên quan đến công việc để có thể biên/phiên dịch ở trình độ trung cấp.
- Sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành Du lịch- Thương mại có khả năng nắm vững và vận dụng một số kiến thức tiếng Việt chuyên ngành về du lịch, thương mại để có thể giao tiếp, giao dịch, lập kế hoạch công tác, biên/phiên dịch từ tiếng Việt sang một ngoại ngữ khác trong lĩnh vực du lịch thương mại.
Sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng có khả năng nắm vững và vận dụng một số kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ, vựng, ngữ pháp để tạo tiền đề cơ bản cho việc học tiếp định hướng ngành này ở trình độ chuyên sâu, phục vụ công tác liên quan đến lĩnh vực lựa chọn đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp đại học.
1.4. Khối kiến thức ngành và chuyên sâu
Chương trình đào tạo đại học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam có 3 định hướng chuyên ngành: Biên/phiên dịch, Du lịch – Thương mại, Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng. Theo đó, sau khi hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu, sinh viên sẽ nắm vững và vận dụng được những kiến thức ở trình độ nâng cao theo định hướng ngành như sau:
- Sinh viên hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu theo định hướng Biên/phiên dịch có khả năng nói thông viết thạo tiếng Việt; hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt; nắm vững kiến thức về nghiệp vụ biên/phiên dịch để có thể biên/phiên dịch ở trình độ cao cấp.
- Sinh viên hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu theo định hướng Du lịch- Thương mại có khả năng nói thông viết thạo tiếng Việt; hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt; nắm vững kiến thức tiếng Việt chuyên ngành về du lịch, thương mại để có thể giao tiếp, giao dịch, lập kế hoạch công tác, biên/phiên dịch từ tiếng Việt sang một ngoại ngữ khác trong lĩnh vực du lịch, thương mại.
- Sinh viên hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu theo định hướng Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng có khả năng nói thông viết thạo tiếng Việt; hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt; về ngữ âm, từ, vựng, ngữ pháp, nắm vững về ngữ pháp văn bản, về các biện pháp tu từ ngữ nghĩa, về ngữ dụng học tiếng Việt để phục vụ công tác liên quan đến lĩnh vực trong lĩnh vực công tác sau khi tốt nghiệp.
2. Kỹ năng
2.1. Các kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô phù hợp;
- Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;
- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc; Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới;
- Có khả năng áp dụng nền kiến thức rộng kết hợp sâu sắc những khái niệm lý thuyết;
- Có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau.
Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề thuộc định hướng đào tạo của mình.
Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Có khả năng hình thành các giải thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin; tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyêt và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan trong lĩnh vực công tác.
Khả năng tư duy theo hệ thống
Định hình tư duy logic có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ Việt nói riêng và các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.
Khả năng thích ứng với môi trường xã hội và môi trường công tác
Có năng lực xã hội hóa, khả năng thích nghi môi trường xã hội và môi trường công tác; hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi kinh tế, xã hội tại Việt Nam và quốc tế.
Khả năng thích ứng với sự thay đổi của tổ chức xã hội và tổ chức nơi công tác
Nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và văn hóa tổ chức để làm việc thành công; thích ứng nhanh với sự thay đổi của tổ chức trong sự vận động của xã hội hiện đại.
Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc; phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc;
Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường làm việc; có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, quốc gia và quốc tế; biết vận dụng các thông tin thu được vào lĩnh vực công tác.
Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học; phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế công việc.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
Các kỹ năng cá nhân
Chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc; Quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; Thích ứng với sự phức tạp của thực tế; Tự đánh giá kết quả công việc, hoàn thành công việc đúng hạn; đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân; tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Hình thành nhóm làm việc hiệu quả; Vận hành và phát triển nhóm.
Kỹ năng quản lý
Có khả năng quản lý phù hợp năng lực
Kỹ năng giao tiếp
Có khả năng giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói, khả năng truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức.
Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
- Kỹ năng tiếng Việt chuyên ngành: Có kỹ năng tiếng Việt chuyên ngành tốt để giải quyết được những công việc trong lĩnh vực công tác;
- Kỹ năng ngoại ngữ 2 khá tốt để có thể giao dịch, làm việc trong thực tế công tác.
Kỹ năng công nghệ thông tin
3. Phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn và hiểu biết văn hóa để thích ứng cao với môi trường, honaf cảnh và điều kiện công tác; có ý thức học hỏi và khát vọng thành đạt.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy.
3.3. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Tuân thủ pháp luật; có trách nhiệm với bản thân và xã hội; tác phong mẫu mực và lối sống lành mạnh.